Máy tính bị chậm, thậm chí đơ, lag máy trong quá trình sử dụng. Dùng phần mềm quét virus nhưng không thấy xuất hiện virus? Vậy nguyên nhân do đâu? Tối ưu máy tính như nào để đạt hiệu suất hoạt động như mong muốn, cải thiện tốc độ laptop nhanh hơn, mượt hơn?
Nội dung
- 1 1. Máy tính bị chậm và đơ do nhiều file rác
- 2 2. Máy tính bị chậm cần chống phân mảnh ổ cứng
- 3 4. Máy tính bị chậm – Tắt ứng dụng khởi chạy cùng Windows
- 4 5. Máy tính bị chậm – Tắt ứng dụng chạy ngầm trên Windows
- 5 6. Máy tính bị chậm cần hạ nhiệt
- 6 7. Máy tính bị chậm do ứng dụng đồ họa, hiệu ứng đồ họa, biểu tượng trong suốt
- 7 8. Bật chế độ hoạt động ưu tiên theo hiệu suất
- 8 9. Vô hiệu hóa chức năng System Restore
- 9 10. Tắt hết các ứng dụng, tab, chương trình diệt virus đang không sử dụng
- 10 11. Thay đổi Power scheme thành High Performance
- 11 12. Kiểm tra spyware (phần mềm gián điệp) và malware (phần mềm độc hại)
- 12 14. Sửa chữa các lỗi Registry
- 13 15. Nâng cấp RAM
- 14 16. Nâng cấp SSD
1. Máy tính bị chậm và đơ do nhiều file rác
Máy tính bị chậm và đơ nguyên nhân đầu tiên phải đề cập đến là máy tính của bạn quá nhiều file rác, file tạm thời, file trùng lặp, file update windows, còn xót lại sau khi gỡ một vài ứng dụng hay một số phần mềm lâu ngày hoặc thậm chí không dùng đến nhưng cài đặt và lưu trong máy.
Lâu ngày, những file này cộng với các ứng dụng hay tệp tin trong quá trình sử dụng khiến máy bị đầy và dẫn đến hiện tượng bị đơ. Nếu máy bị đầy đến mức ổ C báo động đỏ thì hãy dọn dẹp máy ngay nhé!
Để xem các cách dọn file rác, file tạm thời, file trùng lặp, file update windows, còn xót lại sau khi gỡ một vài ứng dụng hay một số phần mềm lâu ngày không sử dụng đến, mời bạn tham khảo bài viết: Ổ C bị đầy bất thường: Nguyên nhân, Cách khắc phục
Ngoài ra, để dọn dẹp sạch sẽ hơn nữa các file hệ thống và để máy chạy mượt hơn, bạn cũng nên thường xuyên chạy Disk Cleanup.
Để sử dụng Disk Cleanup các bạn thực hiện như sau:
Cách 1:
– Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows+R để mở hộp thoại Run > Nhập vào lệnh “cleanmgr” > Nhấn OK
– Bước 2: Lựa chọn ổ đĩa cần dọn dẹp > Chọn OK.
Cách 2:
– Bước 1: Mở This PC > Nháy chuột phải chọn ổ C > Chọn Properties
– Bước 2: Chọn Disk Cleanup
2. Máy tính bị chậm cần chống phân mảnh ổ cứng
Công cụ Disk Defragmenter (chống phân mảnh ổ cứng) sẽ giúp cải thiện tốc độ xử lý ổ đĩa cứng rất tốt được trang bị sẵn trên Windows.
Để chống phân mảnh ổ cứng, bạn thực hiện như sau:
– Bước 1: Vào My computer hoặc This PC > Click chuột phải vào ổ đĩa cần chống phân mảnh > Chọn Properties.
– Bước 2: Chọn Tools > Chọn Optimize
– Bước 3: Chọn Optimize
4. Máy tính bị chậm – Tắt ứng dụng khởi chạy cùng Windows
Nguyên nhân tiếp theo mà rất nhiều bạn hay gặp phải. Đó là, các ứng dụng khởi chạy cùng Windows. Nếu laptop của bạn có hiện tượng khởi chạy khá lâu khi mở máy, thậm chí đôi lúc còn bị treo, đơ, thì đây có thể là nguyên nhân.
Để tắt những ứng dụng khởi chạy cùng Windows, bạn làm theo bước dưới đây:
– Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thư thoại Run > Nhập vào lệnh “msconfig” > Chọn OK.
– Bước 2: Chọn Services > Tick chọn Hide all Microsoft services > Bỏ chọn những dịch vụ không cần thiết > Chọn Apply.
– Bước 3: Chọn Startup > Click chọn Open Task Manager.
Lưu ý: Đối với phiên bản Windows 7, Windows 8, bạn có thể thao tác trực tiếp tại tab Startup mà không cần chuyển đến Task Manager.
– Bước 4: Click chuột phải chọn ứng dụng muốn tắt khởi động cùng Windows > Chọn Disable.
5. Máy tính bị chậm – Tắt ứng dụng chạy ngầm trên Windows
Những ứng dụng “không bật mà chạy” này sẽ khiến tốc độ xử lý tác vụ của RAM giảm đi đáng kể và gây ra tình trạng laptop bị chậm và đơ.
Để tìm và tắt những ứng dụng chạy ngầm trên Windows, bạn chỉ cần thực hiện 2 bước đơn giản dưới đây:
– Bước 1: Nhập từ khóa “background apps” vào ô tìm kiếm > Chọn ứng dụng Background apps.
– Bước 2: Chọn ứng dụng chạy ngầm > Nhấn vào thanh Off để tắt ứng dụng.
6. Máy tính bị chậm cần hạ nhiệt
Máy tính hoạt động trong một khoảng thời gian dài với công suất lớn, keo tản nhiệt bị khô làm giảm khả năng làm mát… là những nguyên nhân khiến CPU của máy nóng ran và gây ra tình trạng laptop bị chậm, lag.
Để hỗ trợ keo và quạt gió laptop làm mát laptop nhanh hơn, bạn có thể lựa chọn đế tản nhiệt laptop là một giải pháp.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ việc keo tản nhiệt laptop bị khô do quá trình sử dụng máy tính lâu dài, chúng bị “hong” khô trong laptop. Hoặc do quá lâu không vệ sinh laptop sẽ khiến bộ phận này bị bám bụi và khô cứng lại. Khi đó, đơn giản là bạn chỉ cần thay mới keo tản nhiệt và tổng vệ sinh máy từ phần vỏ bên ngoài, đến từng chân dây, kẽ hở bên trong mainboard, và các bộ phận khác đi nhé.
>>> Tham khảo thêm: Vệ sinh laptop., macbook lấy ngay [chỉ từ 80K]
7. Máy tính bị chậm do ứng dụng đồ họa, hiệu ứng đồ họa, biểu tượng trong suốt
Một số máy tính có dung lượng RAM nhỏ, nếu chỉ dùng để thiết kế cơ bản trên một số ứng dụng nhẹ hoặc dùng để nghiên cứu, học tập thì được, nhưng khi cài đặt những phần mềm yêu cầu dung lượng máy lớn như các phần mềm đồ họa Photoshop, Adobe Premiere hoặc cài đặt nâng cao một số hiệu ứng để laptop theo sở thích những lại khiến máy trở nên chậm, nhanh nóng máy và thậm chí là đơ cứng máy mỗi lần sử dụng, đặc biệt khi mở những ứng dụng này lên.
Nếu cài đặt Adobe để thiết kế cơ bản thì RAM tối thiểu 8GB là ổn, cộng thêm bộ card xử lý đồ họa nữa thì tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu laptop của bạn đời cũ, RAM dung lượng chỉ 4GB và thậm chí không có card đồ họa thì nâng cấp ngay để nâng máy lên một tầm cao mới ngay thôi nhé.
8. Bật chế độ hoạt động ưu tiên theo hiệu suất
Việc thiết lập chế độ hoạt động theo hiệu suất sẽ là giải pháp kịp thời nếu máy tính của bạn bị chậm hoặc giật, lag.
Để thiết lập chế độ hoạt động theo hiệu suất các bạn thực hiện như sau:
– Bước 1: Nhập Advanced trong thanh tìm kiếm Windows > Chọn View advanced system settings.
– Bước 2: Nhấn vào mục Setting của phần Performance.
– Bước 3: Chọn Adjust for best performance > Nhấn OK.
9. Vô hiệu hóa chức năng System Restore
Chức năng này giúp bạn đưa máy tính về trạng thái hoạt động gần nhất nếu chúng gặp sự cố. Tuy nhiên, chế độ này chiếm một lượng lớn bộ nhớ cũng như khả năng lưu trữ rất lớn. Vì thế, để máy tính hoạt động nhanh hơn, không bị chậm thì bạn cần vô hiệu hóa chức năng System Restore.
Để vô hiệu hóa chức năng này các bạn thực hiện như sau:
– Bước 1: Nhập Advanced trong thanh tìm kiếm Windows > Chọn View advanced system settings.
– Bước 2: Nhấn vào System Protection > Chọn Configure.
– Bước 3: Chọn Disable system protection > Nhấn OK.
10. Tắt hết các ứng dụng, tab, chương trình diệt virus đang không sử dụng
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên tắt những ứng dụng hay những tab không dùng đến, hoặc đã dùng xong. Để tiết kiệm Ram nhất có thể. Tránh tình trạng quá nhiều ứng dụng, tab cùng để một lúc rất dễ khiến máy bị đơ.
11. Thay đổi Power scheme thành High Performance
Nếu đang sử dụng laptop và bạn để ý thấy rằng laptop của mình chạy khá chậm, khi đó bạn có thể thay đổi Power scheme thành High Performance (tốc độ tối đa) để cải thiện tốc độ hệ thống.
Lưu ý: Khi ở chế độ High Performance, hệ thống sẽ chạy hết công suất, và tốc độ sẽ nhanh nhất, nhưng cũng sẽ tốn pin nhất.
Để thay đổi Power scheme thành High Performance các bạn thực hiện như sau:
– Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Windows Settings > Chọn System.
– Bước 2: Chọn Power & sleep > Chọn Additional power settings.
– Bước 3: Chọn Create a power plan
– Bước 4: Tick chọn High Performance > Chọn Next
Lưu ý: Chế độ này có thể sử dụng pin nhiều hơn so với chế độ bình thường.
12. Kiểm tra spyware (phần mềm gián điệp) và malware (phần mềm độc hại)
Việc lướt web, nhắn tin trực tuyến trên máy tính thường xuyên truy cập vào những đường link “Not secure” hay đường link lạ khiến máy có ther bị nhiễm các phần mềm gián điệp (spyware) và phần mềm độc hại (malware). Bằng cách loại bỏ các spyware và malware, tốc độ máy tính của bạn sẽ được tăng lên đáng kể.
Để kiểm tra máy tính của bạn có virus hay không, bạn tham khảo bài viết:
Do vậy, để bảo vệ máy tính khỏi những spyware và malware độc hại, bạn sử dụng dịch vụ miễn phí từ Microsoft có tên PC Safety Scan được quét từ Windows Live OneCare để kiểm tra virus khi duyệt web.
Hoặc bạn cũng có thể tải về Microsoft Security Essentials (miễn phí) để bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, spyware, adware và những thứ khác làm chậm hiệu suất hoạt động của hệ thống đối với Windows 10. Hoặc Microsoft Windows Malicious Software Removal Tool nếu bạn đang dùng hệ điều hành Windows 7, Windows Vista, Windows XP và Windows 2000.
14. Sửa chữa các lỗi Registry
Registry là trái tim của hệ điều hành, mọi sự cố máy tính đều xuất phát hầu hết là do registry gây ra như: treo máy, cài đặt chương trình không được, máy chạy ì ạch,…. Sau một thời gian sử dụng máy tính với các công việc như: cài đặt, gỡ bỏ các ứng dụng, soạn thảo văn bản, sao chép dữ liệu… máy tính trở nên chậm chạp đi rất nhiều. Một trong những nguyên nhân đó là do trong quá trình làm việc như cài đặt ứng dụng sẽ bổ sung vào registry một số thay đổi.
Khi chúng ta gỡ bỏ những phần mềm đó đi thì các chương trình gỡ bỏ không biết được những thay đổi gì đã xảy ra trong registry nên không thể khắc phục lỗi đó được. Đó chính là lý do khiến chiếc máy của bạn trở nên “trái gió trở trời” như vậy. Để khắc phục tình trạng này các bạn có thể sử dụng Registry Easy để sửa lỗi cho Registry, cải thiện hiệu suất cho máy tính.
15. Nâng cấp RAM
Nếu bạn đã làm mọi cách mà chiếc máy tính của bạn vẫn chậm như rùa và thi thoảng vẫn đơ khi mở nhiều tab hoặc nhiều ứng dụng cùng lúc thì vẫn đề rất có thể là do dung lượng RAM của bạn quá thấp so với nhu cầu sử dụng của bạn hiện tại.
RAM càng lớn, khả năng xử lý đa tác vụ của máy tính càng lớn.
Với mỗi nhu cầu sử dụng khác nhau, máy tính cũng cần có đủ dung lượng RAM để xử lý tác vụ nhanh, mượt và tốt nhất.
Nếu bạn là sinh viên? Nếu bạn là dân văn phòng? Nếu bạn có nhu cầu thiết kế? Nếu bạn là dân chơi game? Mà chưa biết mình nên mua laptop như nào là phù hợp với nhu cầu sử dụng, màn hình độ phân giải bao nhiêu, RAM mấy GB hay card đồ họa như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này: Nâng cấp máy tính laptop phù hợp nhu cầu sử dụng
16. Nâng cấp SSD
Nguyên nhân cuối cùng có thể khiến máy tính của bạn có tốc độ chạy khá chậm là ổ cứng HDD. Vì là ổ cứng cơ nên HDD có tốc độ xử lý khá chậm. Để khắ phục điều này, bạn có thể nâng cấp laptop của mình lên ổ cứng SSD hoặc tích hợp thêm ổ cứng SSD.
Khi đó, bạn sẽ sở hữu một chiếc laptop thực sự tối ưu. Khi vừa có khả năng xử lý tác vụ nhanh, mượt của SSD. Vừa có khả năng lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn của HDD. Tất nhiên, SSD cũng có khả năng lưu trữ lớn nếu lắp ổ SSD dung lượng lớn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng ổ HDD có sẵn trên máy mà không nên tháo hẳn vì như vậy rất phí.
>>> Xem thêm: Nâng cấp ổ cứng SSD cho laptop bao nhiêu tiền
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Thành Tín Computer về 15 cách khắc phục máy tính bị chậm và đơ.
Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách một ngày tốt lành.
Thành Tín Computer – “Uy tín làm nên thành công”
CÔNG TY TIN HỌC THÀNH TÍN COMPUTER
Website: Thành Tín Computer
Facebook: Thành Tín Computer – Chuyên sửa Laptop, PC , Camera tại nhà TP Hồ Chí Minh
Email: thanhtincomputer24h@gmail.com
Điện thoại: 0967.977.823 – 0967.977.834 (Phục vụ 24/24)
Lỗi màn hình máy tính nhấp nháy liên tục xử lý như thế nào?
Lỗi tràn màn hình | Nguyên nhân và cách xử lý chi tiết
Hướng dẫn chi tiết cách tăng xung nhịp CPU cho máy tính
Nguyên nhân, khắc phục màn hình máy tính bị co lại hiệu quả
Sửa lỗi Windows cannot be installed on driver 0 partition 1
Hướng dẫn 7 cách tự sửa lỗi getting windows ready nhanh nhất
Khắc phục lỗi Windows cannot connect to the printer hiệu quả
Sửa lỗi Windows cannot access the specified device path or file