CPU quá nóng nếu không được hạ nhiệt kịp thời có thể dẫn đến sự cố tắt máy đột ngột, bật không lên và lỗi CPU. Vậy có những nguyên nhân nào khiến nhiệt độ CPU tăng cao? Và làm cách nào để giảm nhiệt độ CPU? Hãy cùng Thành Tín Computer tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây!
Nội dung
- 1 1. CPU quá nóng bao nhiêu độ là cần cảnh báo?
- 2 2. Kiểm tra nhiệt độ CPU như thế nào?
- 3 3. CPU quá nóng nguyên nhân do đâu? Khắc phục như thế nào?
1. CPU quá nóng bao nhiêu độ là cần cảnh báo?
CPU quá nóng dấu hiệu dễ nhận biết nhất, bằng cảm quan, ta thấy vỏ máy rất nóng. Đặc biệt là ở vị trí quạt tản nhiệt laptop, má bên trái cạnh giắc nguồn laptop.
Vậy có cách nào để biết chính xác CPU đang ở nhiệt độ bao nhiêu?
Trước khi giới thiệu cho các bạn cách kiểm tra chính xác nhiệt độ CPU, hãy cùng Thành Tín tìm hiểu: CPU nóng bao nhiêu độ là bình thường? Nằm ngưỡng nhiệt độ bao nhiêu là cần cảnh báo?
Dưới đây là một số ngưỡng nhiệt độ CPU mà bạn cần biết:
– Dưới 60°C: Nhiệt độ bình thường.
– 60°C – 70°C: Tạm ổn, hơi nóng một chút (nên kiểm tra bụi bẩn ở quạt tản nhiệt)
– 70°C – 80°C: Khá nóng. Kiểm tra lại liệu bạn có đang sử dụng tính năng ép xung hay không. Kiểm tra bộ phận tản nhiệt, vệ sinh máy. Đồng thời sử dụng tính năng hạ nhiệt laptop trong BIOSS.
– 80°C – 90°C: CPU đang quá nóng, gần chạm ngưỡng nguy hiểm. Nếu để lâu có thể giảm hiệu năng, giảm tuổi thọ.
– Trên 90°C: Chắc chắn CPU đã bị giảm hiệu năng. Tạm dừng mọi hoạt động, để máy nghỉ một lúc. Sau đó quay lại, sử dụng tính năng hạ nhiệt laptop trên BIOS để xử lý tạm thời. Sau nữa, cần kiểm tra lại các nguyên nhân khiến máy nóng lên quá cao (quạt tản nhiệt, keo tản nhiệt, lỗi phần mềm…)
2. Kiểm tra nhiệt độ CPU như thế nào?
Để kiểm tra chính xác nhiệt độ của CPU, bạn có thể sử dụng 2 cách sau:
2.1. Kiểm tra nhiệt độ CPU trong BIOS
BIOS là một hệ thống giúp bạn kiểm soát tổng thể các tính năng cơ bản của máy tính, bao gồm nhiệt độ CPU:
– Bước 1: Dùng phím tắt Del, F1 hoặc F2 để truy cập BIOS.
Lưu ý: Bạn cần nhấn nhanh và liên tục phím tắt để vào được BIOS.
– Bước 2: Sử dụng mũi tên điều hướng (lên, xuống, trái, phải) để mở mục Power hoặc PC health.
– Bước 3: Nhiệt độ CPU nằm tại dòng CPU Temperature.
2.2. Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính
Bạn cũng có thể sử dụng một số phần mềm miễn phí như để kiểm tra nhiệt độ CPU laptop như:
– CPUID HWMonitor
– CPU – Z
– SpeedFan
– Open Hardware Monitor
– Core Temp
– Speccy
– MSI Afterburner
>>> Xem thêm: Kiểm tra nhiệt độ CPU laptop bằng phần mềm
3. CPU quá nóng nguyên nhân do đâu? Khắc phục như thế nào?
3.1. Nguyên nhân dẫn đến hệ tượng CPU quá nhiệt
Nhiệt độ CPU tỷ lệ thuận với lượng điện chạy qua chúng. Thông thường, khi máy tính xử lý càng nhiều tác vụ và các tác vụ nặng, là nguyên nhân thường gặp nhất khiến CPU quá nhiệt, thậm chí một số trường hợp còn dẫn đến hiện tượng CPU nóng tự tắt máy.
3.2. Chạy đa tác vụ hoặc tác vụ nặng
Nguyên nhân
Máy tính chạy quá nhiều tác vụ cùng một lúc hoặc chạy những tác vụ nặng (như xử lý hình ảnh bằng các phần mềm Adobe, dựng video, chơi game cấu hình nặng…) rất dễ khiến máy nhanh nóng và đẩy nhiệt độ CPU lên cao.
Đối với những máy có RAM dung lượng nhỏ, thì tình trạng này cũng dễ xảy ra hơn so với những máy dung lượng RAM lớn so với nhu cầu sử dụng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể đến do những ứng dụng không bật mà chạy, tiêu tốn dung lượng RAM, vừa làm chậm máy, vừa hao điện và làm nóng CPU.
Cách khắc phục
Do vậy, để tránh tình trạng CPU quá tải do chạy nhiều tác vụ hoặc tác vụ nặng, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý tắt những tab hoặc ứng dụng không cần thiết, và chỉ để những tab hoặc ứng dụng đang làm việc. Đồng thời, kiểm tra ngay liệu laptop của mình có những ứng dụng nào đang chạy ngầm không. Nếu có hãy tắt chúng để giảm lượng điện tiêu thụ lãng phí, không cần thiết.
Đối với những bạn làm việc sử dụng nhiều phần mềm đồ họa, thường xuyên phải xử lý đa tác vụ hoặc những tác vụ nặng, nếu RAM đang quá nhỏ chỉ 4GB hoặc vẫn đang sử dụng ổ cứng HDD, thì Thành Tín khuyên các bạn nên lắp thêm 1 thanh RAM 4GB nữa, hoặc nâng cấp lên ổ SSD thì việc xử lý đa tác vụ và tác vụ nặng sẽ mượt và nhanh hơn tương đối.
>>> Xem thêm: Nâng cấp máy tính laptop phù hợp nhu cầu sử dụng
3.3. Lỗi phần mềm
Nguyên nhân
Khi máy tính bị lỗi phần mềm, máy tính sẽ bị treo và tạm thời không sử dụng được. Khi này, CPU vẫn hoạt động thậm chí với công suất rất lớn khiến chúng nóng lên.
Cách khắc phục
Lúc này, bạn cần để máy tính ra một chỗ thật mát, thoáng, có thể kê lên một tấm phản có lỗ bên dưới để máy thoát nhiệt nhanh hơn. Hoặc nếu có quạt tản nhiệt laptop thì càng tốt. Nhanh chóng hạ nhiệt laptop để máy tính có thể điều khiển lại được. Sau đó, áp dụng các biện pháp hạ nhiệt CPU bằng cách can thiệp từ BIOS.
Can thiệp từ BIOS và sử dụng phần mềm giảm nhiệt độ CPU cũng là một cách chung để hạ nhiệt CPU cho tất cả các trường hợp.
3.4. Bộ phận tản nhiệt hoạt động không tốt
Nguyên nhân
Bộ phận tản nhiệt ở đây bao gồm quạt tản nhiệt và keo tản nhiệt.
Quạt tản nhiệt và keo tản nhiệt là những bộ phận quan trọng trong việc làm mát máy tính. Tuy nhiên, do nằm bên trong máy nên thường không được để ý tới.
Quạt tản nhiệt và keo tản nhiệt sau một thời gian sử dụng thường bị bám bụi bẩn. Đối với keo tản nhiệt còn có thể bị khô và mất khả năng làm mát.
Cách khắc phục
Do đó, để quạt và keo tản nhiệt được hoạt động tốt, tránh bị bụi bẩn và khô, bạn cần thường xuyên, định kỳ vệ sinh laptop nói chung và những bộ phận này nói riêng. Đối với keo tản nhiệt, bạn chú ý có thể tra lại hoặc thay mới nếu chúng đã bị khô cứng.
3.5. Vị trí đặt thùng máy hoặc laptop quá nóng, không thoáng khí
Nguyên nhân
Đối với máy cây, nếu đặt máy tại một nơi quá bí khí, bên cạnh đó, còn có nhiều thiết bị điện chạy tỏa nhiệt xung quanh thì khả năng tự tỏa nhiệt và hiệu quả làm mát của quạt làm mát bị giảm đi rất nhiều.
Còn đối với laptop, nhiều bạn trẻ thường có thói quen sử dụng laptop trên đùi, hay đặt trên nệm, chăn, gối, hoặc những vật liệu thoát nhiệt kém tương tự, rất dễ khiến máy hoạt động nhanh nóng và CPU nóng lên.
Cách khắc phục
Cách khắc phục duy nhất là bạn cần đặt thùng máy ở những nơi thoáng khí, mặt quạt gió quay về phía có nhiều không khí mát mẻ và tránh để máy cạnh quá nhiều thiết bị điện tỏa nhiệt tương tự.
Đối với những bạn sử dụng laptop, cần tránh đặt máy tại những bề mặt thoát nhiệt kém (như đã nêu trên). Có thể đặt tại mặt bàn gỗ, bàn nhựa… Nếu có thể thì trang bị thêm quạt tản nhiệt laptop để đạt hiệu suất làm mát tốt hơn và cực kỳ hữu ích cho những bạn sử dụng máy tính trong thời gian dài để làm việc và xử lý các tác vụ nặng (như chỉnh ảnh, dựng video, lập trình…)
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Thành Tín về cách kiểm tra nhiệt độ CPU, các ngưỡng nhiệt độ hoạt động của CPU, trong đó trọng điểm là nguyên nhân và cách hạ nhiệt khi CPU quá nóng.
Thành Tín mong rằng với những cách mà chúng tôi gợi ý phía trên sẽ giúp bạn khắc phục được phần nào tình trạng laptop hay CPU bị quá nóng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay trục trặc kỹ thuật vào muốn hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong những thông tin liên hệ bên dưới để nhận trợ giúp và tư vấn miễn phí sớm nhất có thể!
Thành Tín Computer – “Uy tín làm nên thành công”
CÔNG TY TIN HỌC THÀNH TÍN COMPUTER
Website: Thành Tín Computer
Facebook: Thành Tín Computer – Chuyên sửa Laptop, PC , Camera tại nhà TP Hồ Chí Minh
Email: thanhtincomputer24h@gmail.com
Điện thoại: 0967.977.823 – 0967.977.834 (Phục vụ 24/24)
Lỗi màn hình máy tính nhấp nháy liên tục xử lý như thế nào?
Lỗi tràn màn hình | Nguyên nhân và cách xử lý chi tiết
Hướng dẫn chi tiết cách tăng xung nhịp CPU cho máy tính
Nguyên nhân, khắc phục màn hình máy tính bị co lại hiệu quả
Sửa lỗi Windows cannot be installed on driver 0 partition 1
Hướng dẫn 7 cách tự sửa lỗi getting windows ready nhanh nhất
Khắc phục lỗi Windows cannot connect to the printer hiệu quả
Sửa lỗi Windows cannot access the specified device path or file